Từ vựng và mẫu câu giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành Nhân sự
Jan 05, 2024
Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi toàn cầu, ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, trong đó có lĩnh vực Nhân sự. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường quốc tế, đòi hỏi chuyên viên Nhân sự phải có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt để thực hiện các nhiệm vụ cũng như công việc một cách xuyên suốt. Do đó, khả năng giao tiếp tiếng Anh của chuyên viên nhân sự chính là một lợi thế cạnh tranh lớn đối với các ứng viên và nhân viên làm trong lĩnh vực này. Cùng Trung tâm anh ngữ Wall Street English tìm hiểu từ vựng và mẫu câu giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành Nhân sự
Xem thêm:
- Từ vựng Tiếng Anh văn phòng thông dụng
- 100+ câu giao tiếp tiếng Anh văn phòng
- Mẫu câu viết email tiếng anh
- Mẫu câu thuyết trình bằng tiếng Anh
Tầm quan trọng của việc giao tiếp tiếng Anh trong lĩnh vực Nhân sự
Tầm quan trọng của việc giao tiếp tiếng Anh trong lĩnh vực Nhân sự không thể phủ nhận. Dưới đây là những lý do vì sao giao tiếp tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong ngành Nhân sự:
- Giao tiếp toàn cầu: Trong môi trường kinh doanh ngày nay, doanh nghiệp hoạt động trên quy mô quốc tế và tương tác với đối tác, khách hàng, và ứng viên đến từ nhiều quốc gia. Việc sử dụng tiếng Anh giúp nhân sự nắm vững kỹ năng giao tiếp, đàm phán và xây dựng mối quan hệ chuyên nghiệp toàn cầu.
- Tuyển dụng và phỏng vấn ứng viên quốc tế: Các công ty ngày nay thường tìm kiếm ứng viên có kỹ năng tiếng Anh tốt để đảm bảo khả năng làm việc trong môi trường đa văn hóa. Việc giao tiếp tiếng Anh giỏi giúp nhân sự tương tác một cách hiệu quả với ứng viên quốc tế và đánh giá khả năng chuyên môn của họ.
- Xây dựng đội nhóm, làm việc đa quốc gia: Trong một tổ chức đa quốc gia, việc giao tiếp tiếng Anh một cách thông thạo giúp nhân sự hiểu và tương tác với đồng nghiệp từ các quốc gia khác nhau. Điều này tạo sự đồng thuận, tăng cường sự hợp tác và đóng góp tích cực vào thành công của tổ chức.
- Đào tạo và phát triển nhân viên: Trong lĩnh vực Nhân sự, việc tổ chức các khóa đào tạo và chương trình phát triển nhân viên là hết sức quan trọng. Giao tiếp tiếng Anh chính là công cụ cần thiết để truyền đạt thông tin, hướng dẫn và thảo luận về các chủ đề liên quan đến việc đào tạo và phát triển nhân viên.
- Xây dựng mối quan hệ nội bộ: Trong môi trường làm việc, việc giao tiếp tiếng Anh giúp nhân sự xây dựng mối quan hệ nội bộ mạnh mẽ, truyền đạt ý kiến và ý tưởng một cách rõ ràng và hiệu quả. Điều này tạo ra sự hiểu biết và tương tác tốt giữa các thành viên trong tổ chức.
Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Nhân sự
Lĩnh vực tuyển dụngJob description: Mô tả công việc Job ad: Tin tuyển dụng Talent acquisition: Thu hút nhân tài Interview: Phỏng vấn Recruiter: Nhà tuyển dụng Recruitment: Tuyển dụng Recruitment process: Quy trình tuyển dụng Application: Hồ sơ ứng tuyển CV: Sơ yếu lý lịch Cover letter: Thư xin việc Candidate: Ứng viên Qualification: Bằng cấp Hiring manager: Quản lý tuyển dụng Benefits: Phúc lợi Salary range: Bậc lương Hourly wage: Lương theo giờ Commission: Hoa hồng Bonus: Thưởng Overtime: Làm thêm giờ Job offer: Ưu đãi việc làm Acceptance letter: Thư chấp nhận Rejection letter: Thư từ chối Preliminary screening: Tuyển chọn sơ bộ Screening interview: Phỏng vấn sơ tuyển Assessment center: Trung tâm đánh giá Reference check: Kiểm tra lý lịch Background check: Kiểm tra lý lịch sau khi tuyển dụng Offer letter: Thư mời làm việc Relocation package: Gói chuyển nhượng Onboarding: Nhận việc Offer letter: Thư mời làm việc | Lĩnh vực tiền lương và phúc lợiC&B (Compensation & Benefit): Tiền lương và phúc lợi Salary: Mức lương Salary increase: Tăng lương Benefits: Phúc lợi Benefits package: Gói phúc lợi Social insurance: Bảo hiểm xã hội Unemployment insurance: Bảo hiểm thất nghiệp Health insurance: Bảo hiểm y tế Dental insurance: Bảo hiểm nha khoa Vision insurance: Bảo hiểm mắt Life insurance: Bảo hiểm nhân thọ Paid time off: Nghỉ phép có lương Annual leave: Nghỉ phép hàng năng Sick leave: Nghỉ phép ốm đau Vacation leave: Nghỉ phép du lịch Maternity leave: Nghỉ thai sản Funeral leave: Nghỉ đám tang Paternity leave: Nghỉ thai sản dành cho cha Retirement plan: Kế hoạch nghỉ hưu Stock options: Quyền chọn mua cổ phiếu 401(k) plan: Kế hoạch hưu trí 401(k) Salary negotiation: Thương lượng lương Salary increase: Tăng lương Bonus structure: Cấu trúc thưởng Stock options: Quyền chọn mua cổ phiếu ESOP (Employee Stock Ownership Plan): Kế hoạch phát hành cổ phần thuộc sở hữu của người lao động |
Lĩnh vực đào tạo và phát triểnTraining: Đào tạo Development: Phát triển L&D (Learning & Development): Đào tạo và phát triển Career development: Phát triển nghề nghiệp Performance appraisal: Đánh giá hiệu suất Training needs analysis: Phân tích nhu cầu đào tạo Training plan: Kế hoạch đào tạo Training program: Chương trình đào tạo Training materials: Tài liệu đào tạo Training delivery: Phương pháp đào tạo On-the-job training: Đào tạo trực tiếp Off-the-job training: Đào tạo ngoài giờ E-learning: Đào tạo trực tuyến Coaching: Huấn luyện Mentoring: Hướng dẫn Trainee: Người học Instructor: Giảng viên Trainer: Huấn luyện viên Mentor: Người hướng dẫn Coach: Huấn luyện viên Training evaluation: Đánh giá đào tạo Training feedback: Phản hồi đào tạo Agreement: Hợp đồng, thỏa thuận Lĩnh vực quan hệ lao độngEmployee relations: Quan hệ lao động Labor law: Pháp luật lao động Collective bargaining: Thương lượng tập thể Termination: Chấm dứt hợp đồng lao động At-will employment: Hợp đồng lao động theo ý muốn Employee handbook: Sổ tay nhân viên Employee assistance program (EAP): Chương trình hỗ trợ nhân viên Employee engagement: Sự gắn kết nhân viên Employee satisfaction: Sự hài lòng của nhân viên Employee turnover: Tỷ lệ thay đổi nhân viên Employee wellness: Sức khỏe của nhân viên Resign: Từ chức | Lĩnh vực khácMT (Management trainee): Quản trị viên tập sự Human resources: Nhân sự HR department: Phòng nhân sự CHRO (Chief Human Resource Officer): Giám đốc nhân sự HR director: Giám đốc nhân sự HR manager: Trưởng phòng nhân sự HRBP (Human Resource Business Partner): Đối tác nhân sự HR generalist: Nhân viên nhân sự tổng hợp HR recruiter: Nhân viên tuyển dụng HR C&B specialist: Chuyên viên tiền lương và phúc lợi HR training specialist: Chuyên viên đào tạo HR relations specialist: Chuyên viên quan hệ lao động TA Specialist: Chuyên viên thu hút nhân tài Human capital: Tài sản con người Talent management: Quản lý tài năng Organizational development: Phát triển tổ chức Employee relations: Quan hệ lao động Labor law: Pháp luật lao động Collective bargaining: Thương lượng tập thể Work-life balance: Cân bằng công việc - cuộc sống Employer branding: Thương hiệu nhà tuyển dụng Internal communication: Truyền thông nội bộ Annual health check: Khám sức khỏe thường niên Union: Công đoàn Labor union: Liên đoàn lao động Strike: Đấu tranh Grievance: Khiếu nại Separation: Tách rời Layoff: Sa thải Notice period: Thông báo thời gian nghỉ Redundancy: Sự dư thừa nhân viên To fire someone: Sa thải ai đó To get the sack: Bị sa thải Company car: Xe công ty Working conditions: điều kiện làm việc |
Mẫu câu giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành Nhân sự
Dưới đây là một số mẫu câu giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành Nhân sự cùng với dịch nghĩa cho các tình huống phổ biến trong lĩnh vực này:
Phỏng vấn ứng viên (Interviewing candidates)
Can you tell me about your previous work experience? (Bạn có thể cho tôi biết về kinh nghiệm làm việc trước đây của bạn không?)
What are your strengths and weaknesses? (Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?)
How do you handle conflicts in the workplace? (Bạn xử lý xung đột trong nơi làm việc như thế nào?)
How do you handle tight deadlines and high-pressure situations? (Bạn xử lý thời hạn chặt chẽ và tình huống áp lực cao như thế nào?)
Describe a time when you had to resolve a conflict within a team. (Hãy mô tả một lần bạn phải giải quyết xung đột trong một nhóm.)
What strategies do you use to motivate yourself and stay productive? (Bạn sử dụng chiến lược nào để thúc đẩy bản thân và duy trì hiệu suất làm việc?)
Đánh giá hiệu suất làm việc (Performance appraisal)
I'd like to discuss your performance over the past quarter/year. (Tôi muốn thảo luận về hiệu suất làm việc của bạn trong quý/năm vừa qua.)
What accomplishments are you most proud of? (Bạn tự hào nhất về những thành tựu gì?)
What areas do you think you need to improve on? (Bạn nghĩ rằng mình cần cải thiện những mảng nào?)
What goals did you set for yourself this year, and how did you work towards achieving them? (Bạn đã đặt mục tiêu gì cho bản thân trong năm nay và làm thế nào để đạt được chúng?)
How do you handle feedback and incorporate it into your work? (Bạn xử lý phản hồi và tích hợp nó vào công việc như thế nào?)
Can you provide examples of how you've contributed to the success of a project or team? (Bạn có thể cung cấp ví dụ về cách bạn đã đóng góp vào thành công của một dự án hoặc nhóm không?)
Tổ chức đào tạo và phát triển nhân viên (Organizing training and development for employees)
We're planning a training session on communication skills. Are you interested in attending? (Chúng tôi đang lên kế hoạch tổ chức một buổi đào tạo về kỹ năng giao tiếp. Bạn có quan tâm đến việc tham dự không?)
What specific skills or knowledge would you like to develop through training? (Kỹ năng hoặc kiến thức cụ thể nào bạn muốn phát triển qua đào tạo?)
We're considering sending employees to a leadership conference. What are your thoughts on that? (Chúng tôi đang xem xét việc gửi nhân viên tham dự một hội nghị về lãnh đạo. Bạn nghĩ sao về điều đó?)
We're planning a workshop on time management skills. Would you be interested in participating? (Chúng tôi đang lên kế hoạch một buổi hội thảo về kỹ năng quản lý thời gian. Bạn có quan tâm tham gia không?)
Which areas of professional development do you think are most important for our team? (Bạn nghĩ rằng những lĩnh vực phát triển chuyên môn nào là quan trọng nhất đối với đội của chúng ta?)
We're considering implementing a mentorship program. How do you think it could benefit our employees? (Chúng tôi đang xem xét triển khai một chương trình hướng dẫn. Bạn nghĩ nó có thể mang lại lợi ích gì cho nhân viên của chúng ta?)
Xử lý vấn đề nhân viên (Handling employee issues)
I've received a complaint about your behavior. Can we discuss what happened? (Tôi đã nhận được khiếu nại về hành vi của bạn. Chúng ta có thể thảo luận về điều gì đã xảy ra không?)
I understand you're facing challenges in your personal life. Is there anything we can do to support you? (Tôi hiểu rằng bạn đang đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống cá nhân. Có điều gì chúng tôi có thể làm để hỗ trợ bạn không?)
Let's work together to find a solution that addresses both your needs and the needs of the company. (Hãy cùng nhau tìm cách giải quyết vấn đề sao cho đáp ứng được cả nhu cầu của bạn và nhu cầu của công ty.)
I've received feedback from your colleagues regarding communication difficulties. How can we work together to improve this? (Tôi đã nhận được phản hồi từ đồng nghiệp của bạn về khó khăn trong giao tiếp. Chúng ta có thể làm việc cùng nhau để cải thiện điều này như thế nào?)
Let's schedule a meeting to discuss the challenges you're facing and explore possible solutions. (Hãy lên lịch một cuộc họp để thảo luận về những thách thức mà bạn đang đối mặt và tìm kiếm các giải pháp có thể.)
As part of our performance improvement plan, we need to address the areas where you're struggling. How can we support you in overcoming these challenges? (Như một phần của kế hoạch cải thiện hiệu suất làm việc, chúng ta cần giải quyết những lĩnh vực mà bạn đang gặp khó khăn. Chúng ta có thể hỗ trợ bạn vượt qua những thách thức này như thế nào?)
Hy vọng bài viết trên bạn đã nắm được từ vựng tiếng Anh và mẫu câu giao tiếp chuyên ngành Nhân sự để hỗ trợ cho công việc của mình tốt hơn, nâng cao kỹ năng.